Lễ thôi nôi là một lễ truyền thống của người Việt Nam đánh đánh dấu mốc con yêu của mình đã tròn 1 tuổi. Lễ thôi nôi ở một số địa phương có thể đồng thời cũng với lễ sinh nhật (nếu gia đình muốn chọn ngày âm làm lễ sinh nhật).
Về cơ bản thì đây là một nghi lễ có tính tâm linh cao hơn. Xin chia sẻ cùng các bậc làm cha mẹ nguyên văn bài khấn cúng thôi nôi cho bé trai và bé gái. Cuối bài viết này cũng xin chỉ rõ cho bạn lý do bạn cần phải thực hiện nghi lễ này cho con.
Nguyên văn bài khấn cúng thôi nôi cho bé trai và bé gái
Về cơ bản, cho đến nay không có nhiều dị bản về bản cúng trong ngày lễ thôi nôi. Dưới đây là nguyên văn bài khấn cúng thôi nôi cho bé trai và bé gái:
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát
– Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa
– Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa
– Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa
– Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ……
Vợ chồng con là ……………… sinh được con (trai, gái) đặt tên là …………
Chúng con ngụ tại …………
Nay nhân ngày đầy năm chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn toạ chư vị Tôn thần kính cẩn tâu trình:
Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên …………….. sinh ngày ………………… được mẹ tròn, con vuông.
Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách. Phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.
Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
![]() | Khái niệm “địa ngục” trong một số kinh sách Phật giáo |
![]() | Ý nghĩa chắp tay trong nghi thức Phật giáo |
![]() | Phước đức có bị hết hay không? Biết câu trả lời ta càng choáng váng về những việc mình đã làm |
Sau khi đã đọc bài cúng xong thì bố hoặc mẹ tay bé lại vái trước án 3 vái sau 3 tuần hương thì tạ lễ. Sau đó gia đình mang vàng mã, váy áo đi hoá, vẩy rượu lúc đang hoá. Các đồ chơi thì giữ lại cho cháu bé lấy khước. Sau đó, cả gia đình và bạn bè cùng thụ lộc chúc cho cháu bé mọi điều tốt lành.
Ý nghĩa của lễ cúng thôi nôi
Cho đến nay, người ta vẫn chưa biết đích xác được lễ thôi nôi có nguồn gốc từ khi nào? Đây là một ngày lễ truyền thống đã phổ biến ở tất cả các miền văn hóa (chủ yếu là người kinh). Về mặt tên gọi thì nhiều người cho rằng, thôi nôi xuất phát từ đặc điểm thực tế là khi bước vào 1 tuổi, bé sẽ không cần nằm nôi nữa mà có thể bỏ nôi để nằm giường với lớn.
Cúng Thôi nôi có ý nghĩa quan trọng về mặt tâm linh, là nét văn hóa đẹp của người Việt Nam. Mặt khác nó có mục đích là cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với đứa bé. Đây là một sự kiện lớn của con người, và ngày của sự kiện nầy sẽ trở thành ngày sinh nhật của mỗi người sau này.
Mâm cúng lễ thôi nôi phụ thuộc vào đặc trưng văn hóa vùng, miền
Theo từng vùng miền cũng như hình thức tín ngưỡng mà gia chủ theo đuổi, mỗi gia đình sẽ làm mâm cúng khác nhau. Thường thì, trong gia đình bạn có bao nhiêu bàn thờ thì đặt bấy nhiêu mâm: vì dụ như mâm cúng cho bàn thờ phật, bàn thờ gia tiên, bàn thờ ông táo, bàn thờ ông thần tài, bàn thờ tiên cô, thánh cậu.
Xem thêm
- Cách cúng Phật hằng ngày vừa đơn giản lại giúp gia chủ có nhiều công đức
- 9 việc không đáng làm nhất trong đời mà bạn phải biết