Lễ hội thả đèn hoa đăng thường được tổ chức vào đầu năm mới ( Lễ Thượng Nguyên). Nhưng cũng có thể tổ chức vào dịp tết Trung Nguyên (Vu Lan – Rằm tháng 7). Ở lễ hội này, người người thả đèn hoa cầu nguyện quốc thái dân an, cầu âm siêu dương thái. Hoa đăng được thả trên sông vừa ấm cúng, thẩm mỹ, giàu truyền thống. Lễ hội chứa đựng nhiều giá trị tinh thần, giá trị tâm linh và văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam.

Với một lớp ý nghĩa cầu siêu cho người đã mất, Vu Lan là dịp thích hợp để tổ chức lễ thả đèn hoa đăng. Đây là một nghi thức truyền thống có nguồn cội từ Phật giáo. Thắp ngọn đèn hoa trên tay, từ từ hạ xuống mặt nước, thả nhẹ, đèn trôi, thiện tâm rạng ngời… Ngọn hoa đăng rực sáng trôi trong làn nước, mang theo lời nguyện cầu siêu thoát cho các vong hồn. Ánh sáng lấp lánh từ tâm trở về trong mỗi con người sự bình an, tươi mát, mát trong… Bằng tất cả lòng thành kính và tâm từ màu nhiệm, ngọn đèn là niềm hi vọng quốc thái, dân an…

Ánh sáng của đèn hoa đăng thể hiện cho nguồn Vô Lượng Quang. Ấy cũng chính là danh hiệu của Đức Phật A Di Đà. Ánh hào quang của ngài chiếu sáng khắp muôn nơi. Đó là ánh sáng trí tuệ nâng bước đường cho mỗi người con Phật đến bến bờ giải thoát.
Xưa Đức Phật A Di Đà dùng trí huệ để giáo hóa chúng sanh. Từ trong đêm tối, nhờ ánh sáng trí huệ của ngài, muôn loài có thể thoát khỏi vô minh tăm tối. Trong thế giới này, vấn đề ánh sáng rất cần thiết cho mọi sinh hoạt của con người. Cũng như vậy ánh sáng của trí huệ đưa con người ra khỏi u mê.
Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai cũng mang nguồn ánh sáng tràn đầy năng lượng vô biên như thế. Trong kinh Dược Sư còn dạy cách đốt đèn cúng dường và cầu nguyện. Đèn có thể làm nhỏ như quả cam hoặc to như bánh xe. Lại đem đèn ấy xếp thành 7 tầng, thắp suốt 49 ngày đêm. Thành tâm cầu nguyện thì mọi việc được an lành.

Người Việt thả đèn hoa đăng cầu quốc thái, dân an, chúc mừng những điều tốt đẹp. Đây cũng là dịp cầu nguyện siêu độ cho người đã khuất theo ánh hào quang, xả bỏ oan khiên thù hận. Từ đó bước theo con đường giải thoát khổ đau, sanh về đường lành, an vui, cực lạc…
Lễ hội hoa đăng còn được gọi là lễ phóng đăng. Vào những ngày lễ lớn, cầu an, cầu siêu hoặc những khóa tu tập của nhà Phật nên tổ chức lễ này. Có thể tổ chức đốt đèn trong chùa tháp, tổ đường, hoặc thả đèn trên sông và thả các loại thủy sinh. Đây là một nghĩa cử đầy nhân bản, nhân văn lại có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái. Những tâm niệm tốt lành được trao gửi khắp chúng sanh muôn loài là giá trị cao đẹp của lễ hội này.

Mỗi ngọn đèn hoa đăng được thắp lên, ở đó trở đi một tâm niệm thiện lành, an lạc khắp thế gian. Ánh sáng đèn hoa kia mang nguyện ước xóa hết mọi khổ đau. Rồi mỗi ngày đều an lành, đêm an lành. Đất nước sẽ luôn tươi đẹp và phồn vinh. Thế giới mãi hòa bình, chúng sanh an lạc. Ánh hào quang đi khắp thế gian rồi an lạc, bình an sẽ đến khắp muôn nơi. Xin nguyện thắp một ngọn đèn hoa rực sáng giữa thế giới hào quang ấy!
Xem thêm:
Tết chay Vu Lan 2017 ngày 17 tháng 9 bạn có thể tham gia?
![]() | Ý nghĩa của câu Ta bà ha ở cuối các các câu thần chú |
![]() | 6 loại phúc đức Đức Phật luôn vun bồi |
![]() | Có nên thờ Bồ-tát Địa Tạng tại tư gia? |
Linh thiêng với nghi thức “bông hồng cài áo” tại Đại lễ Vu Lan 2017
Mâm cỗ chay ngon dễ làm cho ngày lễ Vu Lan – rằm tháng 7 thêm trọn vẹn
Cách cúng lễ Vu Lan báo hiếu, cúng cô hồn đúng kiểu truyền thống