Tâm từ ái, lòng hiếu hạnh là nội dung chính của câu chuyện về Bồ tát kể dưới đây. Câu chuyện của thế giới các vị thần hạ thế là lời giáo dưỡng đức hạnh người con Phật của mỗi chúng ta.

Thuở xưa, khi Bồ tát sanh làm con nai chúa tên Nandiya rất hiếu thảo với cha mẹ. Vua trị vì Kosala rất thích săn bắn. Các cuộc đi săn của ông và tuỳ tùng đông đảo làm hư hao mùa màng của thần dân rất nhiều. Dân chúng cùng nhau bàn bạc kiến tạo một lâm viên. Họ đào một hồ nước và gieo cỏ mọc lên. Sau đó họ vào rừng đuổi bắt bầy nai về để nhà vua săn hầu tránh thiệt hại cho mùa màng.
Nandiya hy sinh tính mạng của mình vì cha mẹ và trốn theo đoàn nai vô vườn. Nai trong đoàn đồng ý hy sinh từng con một cho cuộc săn bắn của nhà vua. Bầy nai chuẩn bị chờ đến phiên mình, con nào đến phiên phải đứng sang một bên. Rồi họ mang nó đi khi nó đã bị bắn chết. Nandiya cứ uống nước trong hồ và ăn cỏ, nhưng chưa đến phiên mình. Mặc dù nai chúa biết rằng mình chắc chắn có thể nhảy rào trốn đi. Song vì đã thọ hưởng thức ăn nước uống đầy đủ của đức vua và việc ấy đối với nai chúa như một món nợ. Ngoài ra, nai chúa đã sống lâu nay với bầy nai này.

Thật không hợp lý nếu ra đi mà không làm ích lợi cho đức vua và bầy nai nữa. Điều đó lại càng không chứng tỏ sức mạnh của mình. Vì vậy bồ-tát nai chúa vẫn chờ cho đến khi nào đến lượt của mình. Nandiya sẽ làm lợi ích cho cả người lẫn vật rồi an vui trở về. Dù nhận được tin cha mẹ đang trông ngóng con về, bồ-tát vẫn quyết ở lại theo tâm nguyện của mình.

Lúc tới phiên mình, không sợ hãi, Nandiya xuất hiện với tâm từ ái. Tâm từ ái này khiến nhà Vua không thể bắn tên được. Trái lại, vua cho Nandiya một ước nguyện. Nandiya ước nguyện cho mọi chúng sanh được an lạc. Sau đó, nhà vua bỏ đường ác và cai trị theo chánh pháp.
Bên lề câu chuyện tâm từ ái và chữ hiếu của Nandiya
Có thể bạn sẽ đặt câu hỏi, Nandiya nghe thấy cha mẹ gọi mà lại không chịu trở về, như vậy là bất hiếu. Nhờ việc làm có vẻ “bất hiếu” này mà Nandiya cha mẹ không bị hại và mọi chúng sanh được an lạc. Như vậy, tội lỗi phải xét trên đầy đủ căn nguyên và tác dụng của nó. Ví như xưa kia trong xã hội phong kiến, việc lấy của người giàu chia cho người nghèo không phải xấu. Đó còn được coi là việc nghĩa.
Xem thêm:
Chữ hiếu của tôn giả Xá Lợi Phất (Sāriputta) đưa mẫu thân tới tầng thánh quả
Theo Định Phúc