Chùa có tên Khmer là Wath Sro Loun. Để dễ phát âm, từ Sro Loun được đọc thành Sà Lôn. Chùa còn có tên gọi được nhiều người biết hơn là “Chén Kiểu” dựa vào phong cách kiến trúc độc đáo của ngôi chùa.
Chùa Chén Kiểu tọa lạc tại ấp Đại Thành, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng. Cổng chùa có 2 tượng sư tử đá, mặt hướng ra quốc lộ. Phía trên là 3 ngôi tháp được chạm khắc, trang trí theo kiến trúc truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ.
Năm 1815, chùa được dựng nên bằng cây lá như những ngôi chùa khác. Trong thời gian chiến tranh, dưới sức tàn phá của bom đạn, ngôi chánh điện của chùa bị hư hỏng nặng. Đến năm 1969, chùa được xây dựng lại theo kiến trúc như ngày nay gồm: Chánh điện, sala, tháp bảo, nơi để sách kinh,…
Trong quá trình xây dựng, do thiếu vật liệu nên các vị sư đã nảy ra sáng kiến là quyên góp chén, đĩa từ bà con trong phum, sóc để ốp lên tường. Ý tưởng này vừa tiết kiệm kinh phí xây dựng, vừa tạo nên những họa tiết trang trí ấn tượng. Cũng từ đó, chùa còn được nhân dân biết đến với tên gọi thứ hai: “Chùa Chén Kiểu”.
![]() | Ba bảo tháp Phật giáo nổi tiếng nhất ba miền Bắc - Trung - Nam |
![]() | Sau lùm xùm nợ nần, Á hậu Khánh Phương xuống tóc đi tu |
![]() | Tượng Phật phóng hào quang linh nghiệm ký |
Phần tường được trang trí bằng chén, đĩa kiểu
![]() | Khái niệm “địa ngục” trong một số kinh sách Phật giáo |
![]() | Ý nghĩa chắp tay trong nghi thức Phật giáo |
![]() | Phước đức có bị hết hay không? Biết câu trả lời ta càng choáng váng về những việc mình đã làm |
Lan can, cầu thang cũng được làm bằng các chén, đĩa vỡ đẹp mắt, độc đáo.
Một trong những đặc trưng của ngôi chùa là những bức tượng có khuôn mặt tiên nữ Apsara – tượng trưng cho sắc đẹp vĩnh hằng, thịnh vượng.
Biển giới thiệu tại chùa.
Theo Bảo An (Tiền Phong)