Kỳ lạ ngôi chùa không có hòm công đức khách thập phương tới còn được cho tiền mang về

Kỳ lạ ngôi chùa không có hòm công đức, khách thập phương tới còn được cho tiền mang về

Chùa Tiêu Sơn ở Bắc Ninh – ngôi chùa hiếm hoi không đặt hòm công đức, khách thập phương tới còn được cho tiền mang về tiêu để rồi,…tự ngẫm.

Chùa Tiêu Sơn thường gọi là chùa Tiêu, tên chữ là Thiên Tâm Tự, xưa còn có tên là chùa Lục Tổ, nằm ở sườn núi Tiêu, xã Tương Giang, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh.

Từ lâu chùa đã nổi tiếng là danh lam cổ tự. Chùa Tiêu là chốn tu thiền huyền bí của người xưa và là một trong những trung tâm Phật giáo cổ xưa của Việt Nam. Chùa Tiêu Sơn gắn liền với lịch sử dựng nước của dân tộc.

Đây là một trung tâm Phật giáo lớn, nơi trụ trì của Quốc sư Lý Vạn Hạnh. Tại ngôi chùa này, Thiền sư Lý Vạn Hạnh có công nuôi dạy Lý Công Uẩn, sau này khai lập vương triều nhà Lý. Chùa Tiêu Sơn có quy mô to lớn.

Cổng Tam Quan chùa Tiêu Sơn

Trong nhiều thế kỷ, chùa là nơi khắc ván in các bộ kinh lớn của nhà Phật. Vào năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, ngôi cổ tự bỗng chốc đã biến thành đống tro tàn. May thay ở sườn núi còn khá nguyên vẹn 14 ngọn tháp, là nơi yên nghỉ của các vị sư tổ.

Chùa Tiêu Sơn nằm ở sườn núi Tiêu – Bắc Ninh

Điều đáng nói, ở ngôi chùa này, theo sư trụ trì Thích Đàm Chính, từ ngày cụ về chùa đã không thấy bất cứ hòm công đức nào.

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong mùa báo hiếu
Chùa Hải Đức: Kiến trúc độc đáo cùng câu chuyện kỳ lạ về người cha tiền kiếp
Phật dạy: 4 nỗi khổ lớn nhất của đời người, vượt qua được thì mới mong hậu vận an nhàn, hạnh phúc

Mấy chục năm nay, theo nếp cũ, sư trụ trì cũng không đặt hòm công đức. Nếu nhà chùa muốn tu sửa gì, kêu gọi phật tử phát tâm, đủ tiền xây dựng là nhà chùa dừng luôn, ai có muốn công đức nhà chùa cũng nhất định không nhận.

Những ngày đầu năm, rất nhiều du khách đi lễ và vãn cảnh chùa đã xuống nhà Tổ, gặp sư trụ trì để mừng tuổi, công đức cho chùa nhưng sư trụ trì nhất định không nhận.

“Tôi nhận làm gì, mừng tuổi tôi cũng không lấy, tôi năm nay 90 tuổi rồi. Công đức tôi cũng không nhận. Chưa có việc gì thì tôi chưa nhận tiền công đức”, sư trụ trì Thích Đàm Chính nói.

Chùa còn khá nguyên vẹn 14 ngọn tháp, là nơi yên nghỉ của các vị sư tổ.

Điều ngạc nhiên nữa ở ngôi chùa này là bất cứ ai đến, nếu gặp sư trụ trì đều được cụ hỏi đi bằng phương tiện gì tới đây.

Hướng dẫn các bước trì tụng Chú Đại Bi cho tâm bình an thanh tịnh
Những lời Phật dạy về chữ hiếu, con cái nhớ khắc cốt ghi tâm
Đức Phật đối trị với bạo lực như thế nào? Học được một phần cũng đã hóa giải được oán hận chất chồng!

Nếu đi ô tô, sư cụ bao giờ cũng đưa cho một sấp tiền lẻ, bảo du khách đếm đủ 20 nghìn đồng rồi thôi.

Cụ dặn: “Đây là tiền tí nữa xuống dưới người ta sẽ thu đấy, tiền bến bãi gửi xe”. Ngoài tiền xe, sư cụ còn phát lộc cho du khách mỗi người một ít tiền rồi cũng dặn: “Cứ cầm lấy mà tiêu rồi ngẫm”.

Ngôi chùa không có hòm công đức, tiền lẻ không nhét vào tượng Phật.

Sự trang nghiêm của ngôi chùa còn thể hiện rất rõ ở tất cả những người phụ tá cùng sư trụ trì, bất cứ ai mặc váy ngắn vào chùa đều bị những người này mời ra.

Khách thập phương mang nhiều hoa quả vào chùa đều được nhắc nhở mang xuống một khu và có người cắm vào lẵng, cùng hoa của rất nhiều phật tử khác. Sư cụ bảo, như thế vừa gọn gàng vừa trang nghiêm.

Vì sao Đức Phật đi khất thực?
Lời Phật dạy: Nhớ 5 điều này chăm người bệnh để họ nhanh khỏe, ta nhận được nhiều phước báo
Cư dân mạng quan tâm quanh tranh cãi về việc làm của trụ trì Chùa Ba Vàng và Chùa Giác Ngộ

Sư trụ trì rất ít khi xuống núi, rau cỏ trong vườn tự trồng.

Bất cứ ai, khi đã có duyên tới chùa Tiêu Sơn này đều có cảm giác bình an đến lạ trong những bộn bề của cuộc sống mưu sinh.

Xem thêm:

Tình Lê/VietNamNet

Bình Luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *