Điều này không chỉ xả ra ở các nước Phương Đông huyền bí. Ngay cả ở Phương Tây cũng có những trường hợp kỳ lạ. Khoa học chứng minh rằng kiếp trước của bạn có thể tái hiện trong trí nhớ khi bị kích động theo những cấp độ khác nhau. Kiếp trước của bạn cũng có thể tái hiện bằng cách đó.

Từ lâu, các nhà nghiên cứu về hiện tượng tâm thần như Freud, Jerome Kegan, Emest Havemann. William C.L.C. Macleod, Kripke.D.F.,Simons R.N… đều cho biết rằng tiềm thức là cái thâm sâu vi diệu nhất thuộc về lãnh vực tinh thần ở con người. Họ cố gắng nghiên cứu tìm hiểu những vùng sâu thẳm của tiềm thức. Kinh nghiệm cho thấy, qua giấc mơ nhiều người đã quay về thời kỳ ấu thơ của mình. Thậm chí nó rất rõ ràng tự nhiên như đang xem qua một cuốn album dán ảnh của họ chụp vào những giai đoạn từ ấu thơ đến khôn lớn.
Những hình ảnh ấy vô cùng linh hoạt và rất chi tiết cả từ hình ảnh, màu sắc, cử chỉ, môi trường, sự việc xảy ra. Như vậy, ở trong bộ não đã có những vùng giữ lại ký ức của mọi việc đã xảy ra từ lúc con người sinh ra.

Theo nhà nghiên cứu nổi danh Hidtoring Tan thì trí nhớ được giữ lại trong những phân tử protein của tế bào não. Nếu có một năng lực nào làm khởi động các phân tử ấy thì các ký ức sẽ được phục hồi rõ nét. Từ lâu phương pháp thôi miên được áp dụng để làm khơi dậy những hình ảnh của quá khứ ấn nhập trong những vùng sâu thẳm của bộ não. Nếu khả năng của thuật thôi miên mạnh mẽ hơn nữa thì những hình ảnh của quá khứ xa xăm của một đời người sẽ hiện ra rõ rệt trong trí nhớ người đó và xa hơn nữa là tiền kiếp của người ấy.
Nhiều thắc mắc về hình ảnh của tiền kiếp từ lâu đã được đưa ra. Người ta tự hỏi rằng tại sao trong bộ não một người lạ lại có tích chứa những hình ảnh của tiền kiếp. Trong khi người ấy sinh ra và lớn lên rồi già chết. Bộ não ấy của một đời người lại ghi nhận những dữ kiện xảy ra từ những đời trước đó?

Cần nhắc rằng từ lâu, các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến vấn đề bộ não con người. Đó là một thế giới lạ lùng mà sinh vật học mới lần bước vào một vài đoạn đường của nó mà thôi. Các nhà khoa học nhận thấy từ lúc con người ra sinh ra cho đến khi họ qua đời, dù người ấy sống đến 100 tuổi đi nữa thì họ cũng chỉ tiêu thụ có một phần mười năng lực của bộ não. Vậy còn chín phần kia vẫn chưa dùng tới là bởi nguyên nhân nào?
Phải chăng những phần kia còn tích chứa trong ký ức, hình ảnh, sự kiện của nhiều đời nhiều kiếp khác nữa. Chỉ khi nào có được sự kích động, khêu gợi do nguyên động lực nào đó mà làm phát sinh. Ví như khi bị thôi miên chẳng hạn thì những ký ức ấy mới lột rõ. Đôi khi những hình ảnh, sự việc xảy ra trùng hợp với những hình ảnh trong quá khứ xa xăm của tiền kiếp cũng khích động được.
Điều này có thể giải thích sâu xa hơn một số trường hợp. Chẳng hạn có người thấy cái bánh xe lại khiếp sợ. Có thể trước đó hay từ tiền kiếp họ đã bị một tai nạn khủng khiếp có liên hệ tới bánh xe như bị tra tấn bằng bánh xe, bị bánh xe cán qua người. Nhiều người đôi khi khủng hoảng sợ trước một vài, thứ như sợi dây, nhánh cây, con mèo. Hoặc có khi sợ nước, sợ màu đen, sợ tiếng còi… Về bản chất đó là những thứ xét ra không có gì phải đáng hoảng sợ.

Nhưng theo khoa tâm lý học thì sự hoảng sợ ấy đều có nguyên nhân. Có thể trước đó những thứ ấy đã là nguyên nhân gây nên những sự việc hệ trọng. Đôi khi nguy hiểm tạo đe dọa trong quá khứ và hình ảnh ấy ăn sâu trong tiềm thức. Cho đến khi được khơi dậy lại từ những sự vật, hiện tượng liên quan.
Theo ông Edgar Cayce (người có khả năng khơi dậy những hình ảnh trong tiền kiếp của người khác) thì mỗi người đều tích trữ trong bộ não mình những ký ức tiềm tàng từ tiền kiếp. Qua nhiều kiếp, mỗi người đã trải qua những giai đoạn phức tạp khác nhau. Đôi khi những hình ảnh trong ký ức ấy được hiện ra trở lại qua nhiều tác nhân. Đó là giấc mộng khi đang ngủ hay những hình ảnh khi đang thức. Hoặc mạnh mẽ hơn và rõ ràng hơn khi được kích động qua giấc ngủ thôi miên.

Tiến sĩ Igo Xamolvich Lixevich (Liên Xô cũ), nhà nghiên cứu về triết học Đông phương đã ghi nhận rằng: “Không riêng gì ở các nước Đông Phương huyền bí mà ngay ở các nước Âu Châu và Mỹ Châu, đâu đâu cũng có những trường hợp lạ kỳ mà cho đến nay giới khoa học vẫn chưa giải thích được”.
Nhiều người, nhất là con trẻ, đã kể lại quãng đời về tiền kiếp của họ.
Các nhà khoa học hiện nay chỉ mới dựa vào các gen di truyền ở các nhiễm sắc thể trong tế bào và gọi từ trí nhớ gen hoặc giải thích qua hiện tượng tiềm thức là những gì mà ý thức con người không kiểm soát nổi hoặc qua những hình ảnh hay câu chuyện ngẫu nhiên nào đó để rồi tích tụ lại trong tiềm thức. Khi gặp điều kiện hay bất chợt phát sinh vì tác động của một sự thúc đẩy nào đó về tâm lý.

Riêng đối với các nhà nghiên cứu siêu linh thì có một lý luận cho rằng: Cái gọi là hồn của một xấc chết nào đó đã nhập vào một người khác. Nếu bị hồn khác xâm nhập lại yếu về năng lực tinh thần lẫn thể xác thì khi bị hồn mới nhập khống chế, điều trước tiên là họ bị kích động việc nhớ lại cuộc đời của người khác.
Thật sự cho đến nay, vấn đề này vẫn chưa được sự giải thích rõ ràng.
Xem thêm về luân hồi và kiếp trước:
Luân hồi là có thật vậy tại sao con người không thể nhớ được tiền kiếp của mình?
Theo Bí ẩn Tiền kiếp và Hậu kiếp (Nhà xuất bản Tôn giáo)