Cúng lễ là việc linh thiêng, hệ trọng. Trong một ngày rằm tháng 7 có tới hai lễ: Cúng lễ Vu Lan báo hiếu và cúng lễ cô hồn. Phân biệt hai lễ đã quan trọng, cúng lễ đúng cũng quan trọng không kém phần. Dưới đây là một vài chỉ dẫn cúng lễ cho đúng cách.

Cách cúng lễ Vu Lan:
Cúng tại chùa
Việc cúng lễ Vu Lan trước tiên nên được thực hiện tại chùa rồi mới làm ở nhà.
Theo báo Gia đình và Xã hội, tùy từng ngôi chùa sẽ có cách tổ chức các khóa lễ Vu Lan khác nhau. Như ở chùa Linh Sơn Thanh Nhàn, sư thầy Diệu Nhã – đệ tử sư phụ trụ trì chùa Linh Sơn Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: chùa thường tổ chức khóa lễ phả độ gia tiên (Vu Lan báo hiếu cha mẹ) ngay từ ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 7 âm lịch. Đây là khóa lễ tụng kinh thỉnh các cụ tổ tiên, ông bà cha mẹ hai bên nội ngoại về chùa. Đến đầu tháng 7 âm lịch, chùa lại tổ chức khóa lễ tụng kinh, mời tổ tiên, ông bà, cha mẹ trở về “nhà”.
Cúng tại nhà
Theo các chuyên gia tâm linh thì việc cúng lễ Vu Lan tại nhà nên làm vào đúng ngày Rằm tháng 7 là tốt nhất.
Việc cúng lễ Vu lan tại nhà thường được các gia đình tiến hành từ ngày 10 đến rằm tháng 7 âm lịch.
Cách cúng lễ Vu lan tại nhà như sau:
1. Cúng Phật
Trước tiên, đó là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích kể đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ. Ta sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.

Khi cúng, tốt nhất là đọc một khoá kinh – Kinh Vu Lan – để hiểu rõ về ngày này. Sau đó hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Kinh Vu Lan khá dài, nhưng không đến mức quá dài.
2. Cúng thần linh và gia tiên
Người Việt vẫn thường dạy con cháu: Lễ cúng thần linh thường cúng gà trống để nguyên con và xôi (hoặc bánh chưng bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng. Lễ đầy đủ phải có thêm rượu, chè, trái cây và bình hoa tươi. Lễ cúng gia tiên nên có một mâm cơm. Mâm cơm ấy có thể là món mặn, hoặc món chay tùy vào hoàn cảnh và căn cơ của người đang sống.

Trên mâm cúng gia tiên bày đặt một mâm cỗ mặn (hoặc chay càng tốt), tiền vàng. Có thể đặt những vật dụng dành cho người cõi Âm làm bằng giấy tượng trưng. Đó là quần áo, giày dép, áo bào, ngựa, đồ trang sức…, mũ kepi, nhà cao tầng, ô tô, điện thoại… Người Việt truyền thống quan niệm trần sao âm vậy, do đó mà đặt những lễ vật này.
Còn lễ cúng cô hồn thường gồm các lễ vật:
Muối gạo (1 dĩa).
Cháo trắng nấu lỏng ( 12 chén nhỏ ), hay là cơm vắt : 3 vắt.
12 cục đường thẻ.
Giấy áo, giấy tiền vàng bạc.

Mía (để nguyên vỏ, chặt tùng khúc nhỏ độ 15 cm).
Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).
Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.
Hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc).
Nước : 3 ly nhỏ, 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ.
Lưu ý khấn lễ cô hồn
Ta có thể khấn nôm na, đơn giản. Hoặc ta tụng nghi thức cúng thí thực cô hồn (cúng chúng sinh) trong Kinh Nhật tụng có sẵn tại các chùa.. Nên đặt mâm lễ cúng trước cửa nhà.
![]() | Khái niệm “địa ngục” trong một số kinh sách Phật giáo |
![]() | Ý nghĩa chắp tay trong nghi thức Phật giáo |
![]() | Phước đức có bị hết hay không? Biết câu trả lời ta càng choáng váng về những việc mình đã làm |
Cúng xong không mang các vật phẩm cúng cô hồn vào nhà. Đồ mã nên đốt ngay tại chỗ, muối gạo rải xung quanh nhà.
Trước khi dọn đồ ra cúng: Nếu gia chủ chưa kịp thắp nhang khấn vái mà có người tranh nhau giật đồ cúng từ trên tay thì nên thả ngay. Bởi theo dân gian nếu giật lại hậu quả sẽ gặp nhiều điều xui xẻo.
Xem thêm:
Văn khấn tổ tiên ngày rằm tháng 7 nhiều người nên đọc để cúng cho đúng
Cúng thần linh tại gia rằm tháng 7 văn khấn thông dụng nhất
Cúng cô hồn rằm tháng 7 cho mọi nhà: văn khấn và cách sắm lễ thông dụng
Theo Tin nhanh Online